Tuổi thọ chung cư bao nhiêu năm? tuổi thọ công trình nhà ở xã hội?

Mọi vật đều hữu hạn và tất nhiên chung cư cũng có tuổi của mình. Vậy tuổi thọ chung cư được pháp luật quy định thế nào, căn cứ vào đâu, thông thường có tuổi thọ trung bình là bao nhiêu năm. Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Tuổi thọ chung cư

Thời hạn sử dụng căn hộ chung cư được quy định thế nào?

Theo luật nhà ở hiện hành không có quy định cụ thể thời hạn sử dụng chung cư. Trong luật Dự thảo Luật nhà ở được Bộ Xây Dựng soạn thảo đề xuất “Đối với trường hợp nhà nước giao đất để xây dựng nhà chung cư để bán, cho thuê thì thời hạn sở hữu của căn hộ chung cư là 70 năm”. Thời hạn sử dụng nhà được ghi vào Giấy chứng nhận và khi hết hạn sử dụng chủ căn hộ bàn giao lại căn hộ và không còn quyền sở hữu gì nữa, nhà nước sẽ thu hồi và quy hoạch lại lô đất được bàn giao. Chủ sở hữu nhà chung cư được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Điều 117 của Luật này.
Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh thời hạn sử dụng nhà của Bộ Xây Dựng đề xuất. Ban soạn thảo đã tiếp thu và có báo cáo giải trình, chỉnh lý  và đưa ra quy định cuối cùng về tuổi thọ chung cư.

Tuổi thọ chung cư bao nhiêu năm

Tuổi thọ của chung cư là bao nhiêu năm? Xác định dựa vào yếu tố nào?

Tuổi thọ của công trình chung cư được xác định dựa trên độ bền vững của công trình như kỹ thuật, vật liệu, thiết kế…được quy định tại mục 2.2.1.8 của QCVN 03:2012/BXD, cụ thể:
Cấp 1: Niên hạn sử dụng trên 100 năm.
Cấp 2: Thời hạn sử dụng từ 50 đến dưới 100 năm.
Cấp 3: Từ 20 năm đến dưới 50 năm.
Cấp 4: Có niên hạn sử dụng nhỏ hơn 20 năm.
Và tuổi thọ trung bình của chung cư cũng được quy định tại khoản 4 điều 80, khoản 2 điều 85 Luật Xây Dựng, khoản 15 điều 3, nghị định số 46/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình do chủ đầu tư quyết định dựa vào xác định mục đích, nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
Mặt khác, khi chung cư hết hạn sử dụng, cơ quan chức năng tiến hành kiểm định lại chất lượng xem xét có sử dụng tiếp được không. Và nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ hộ, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các ĐBQH, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị cho bổ sung quy định việc xử lý đối với nhà chung cư bị hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ đổ vỡ, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng tại khoản 3, Điều 99 dự thảo Luật.

Tin liên quan:

Có nên mua chung cư tầng cao không?

Tuổi Ất Sửu 1985 làm nhà năm 2017

Tuổi thọ chung cư bao nhiêu năm

Tuổi thọ công trình nhà ở xã hội được quy định thế nào?

Điều 55 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 quy định, nhà ở xã hội là nhà chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ phù hợp với quy hoạch chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải được thiết kế, xây dựng bảo đảm quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích của nhà ở xã hội.
Điều này có nghĩa là, với dự án nhà ở xã hội cụ thể (gồm chung cư hoặc liền kề thấp tầng) tuổi thọ công trình được xác định ngay khi dự án được đầu tư thiết kế xây dựng theo quy định của Luật Xây Dựng.
Đối với nhà ở riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lại thì thực tế đây là loại hình nhà ở kiên cố và bán kiên cố.

Xem thêm:

Chung cư Udic Tây Hồ

Chung cư 122 Vĩnh Tuy

Rate this post
Chia sẻ thông tin này:

Mục lục bài viết

0985.914.686